icon icon icon

Kích thước các khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4,...trong in ấn

Đăng bởi Nguyễn Thành Trung vào lúc 20/04/2022

Nội dung bài viết x

    Đối với những người thường xuyên phải làm việc cùng tài liệu, sản phẩm in ấn, giấy tờ hay mẫu quảng cáo thì sẽ đều cần hiểu và nắm rõ kích thước các khổ giấy là bao nhiêu. Ở mỗi khổ giấy sẽ tuân theo đúng tiêu chuẩn kích thước đã được quy định từ trước.

    Trong bài viết chia sẻ sau đây Trùm Giấy In sẽ giới thiệu đến cho bạn biết thêm nhiều thông tin liên quan đến kích thước khổ giấy, cách phân biệt như thế nào cho phù hợp.

    Tiêu chuẩn kích thước khổ giấy

    Do nhu cầu sử dụng các sản phẩm in ấn ngày càng tăng cao trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực nên đòi hỏi cần có kích thước khổ giấy cụ thể để áp dụng phù hợp cho từng nhu cầu, mong muốn, tăng tính tiện lợi, chuyên nghiệp.

    Việc phân chia, thống nhất từng kích thước khổ giấy ở nhiều quốc gia trên thế giới đều sẽ tuân theo các tiêu chuẩn kích thước khổ giấy của quốc tế đưa ra. Những tiêu chuẩn kích thước khổ giấy đã được chính thức thiết lập từ năm 1975 dựa trên tiêu chuẩn gốc năm 1922 của Đức. 

    khổ giấy in

    Hiện nay thì có 2 tiêu chuẩn kích thước các khổ giấy phổ biến cụ thể là:

    Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216

    Đây là tiêu chuẩn kích thước khổ giấy quốc tế phổ biến nhất hiện nay, tất cả kích thước đều dựa theo tỷ lệ khung hình của căn bậc 2 của 2 (xấp xỉ 1: 1.4142).

    Với khổ giấy A0 thì sẽ được xác định là loại khổ giấy có diện tích là 1m2, tỷ lệ kích thước khung từ 1 đến căn bậc 2 của 2. Kích thước khổ giấy sẽ được làm tròn đến giá trị milimet gần nhất (841mm x 1189mm - 33.1 in x 46.8 in).

    Các khổ giấy nhỏ hơn như A1, A2, A3, A4,.. sẽ được xác định bằng phương pháp giải đi một nửa kích cỡ của các khổ giấy liền trước nó. Trong tất cả loại giấy khổ A thì thông dụng nhất chính là A4.

    Những khổ giấy lớn hơn A0 như 2A0 hay 4A0 không được quy định chính thức bởi tiêu chuẩn kích thước quốc tế IOS 216 mà sẽ tuân theo tiêu chuẩn của DIN 467 của Đức.

    Tham khảo ngay các loại giấy in tem nhãn A4 phổ biến nhất hiện nay qua bài viết: https://trumgiayin.com/giay-decal-in-tem-nhan-a4

    Tiêu chuẩn Bắc Mỹ

    Ngoài tiêu chuẩn IOS 216 thì nhiều lúc cũng sẽ sử dụng đế tiêu chuẩn Bắc Mỹ. Đây là tiêu chuẩn khổ giấy dựa trên cơ sở khổ mở rộng cho những công việc hàng ngày thường thấy trên Word như là Letter, Legal, Ledger/ Tabloid.

    Với khổ Letter thì sẽ có kích thước chuẩn là 8.5 in x 11 in (215.9mm x 279.4mm), kích thước này có nhiều khác biệt so với khổ giấy A4 khi kích thước A4 sẽ là (8.27 in x 11.69 in - 210mm x 297mm).

    Điều này sẽ khiến cho văn bản sau khi in ra sẽ không giống so với văn bản đã soạn thảo ban đầu trên máy tính. Đây là điều bạn cần chú ý, quan tâm khi in ấn để lựa chọn cài đặt thông tin in cho phù hợp.

    kích thước khổ giấy

    Cách phân chia và đặc điểm của khổ giấy cỡ A

    Trên thị trường hiện nay có 5 loại khổ giấy chính đó là A, B, C, D và E. Thông dụng nhất là các sản phẩm thuộc khổ giấy A với các đặc điểm như:

    • Tất cả các khổ giấy A có hình chữ nhật với tỷ lệ chiều dài gấp căn bậc 2 của 2 (tương đương 1.414 lần) so với chiều ngang.
    • Kích thước khổ giấy A sẽ dần giảm đi 50% diện tích so với khổ trước. Ví dụ với giấy A1 sẽ bằng một nửa kích cỡ khổ giấy A0, tuy nhiên nó lại lớn gấp đôi kích cỡ của khổ giấy A2.
    • Hiện nay thì khổ giấy A được chia ra thành 17 loại nhưng chỉ có các loại từ A0, A1, A2, A3, A4, A5 là các kích thước khổ giấy phổ biến thường được sử dụng, còn các khổ giấy từ A6 - A17 sẽ ít được sử dụng đến vì có kích thước quá nhỏ.

    Bảng kích thước khổ giấy chi tiết

    Việc biết được kích thước chính xác của các khổ giấy cũng giúp cho bạn dễ dàng lựa chọn để tạo được cho mình sản phẩm in ấn chất lượng nhất. Sau đây là bảng kích thước các khổ giấy chi tiết mà Trùm Giấy In muốn chia sẻ để bạn có thể tham khảo:

    Khổ giấy

    Kích thước mm

    Kích thước Inch

    Khổ A

    A0

    841 x 1189

    33.1 x 46.8

    A1

    594 x 841

    23.4 x 33.1 

    A2

    420 x 594

    16.5 x 23.4

    A3

    297 x 420

    11.69 x 16.54

    A4

    210 x 297

    8.27 x 11.69

    A5

    148 x 210

    5.83 x 8.27

    A6

    105 x 148

    4.1 x 5.8

    A7

    74 x 105

    2.9 x 4.1

    A8

    52 x 74

    2.0 x 2.9

    A9

    37 x 52

    1.5 x 2.0

    A10

    26 x 37

    1.0 x 1.5

    A11

    18 x 26

     

    A12

    13 x 18

     

    A13

    9 x 13

     

    Khổ B

    B0

    1000 x 1414

    39.4 x 55.7

    B1

    707 x 1000

    27.8 x 39.4

    B2

    500 x 707 

    19.7 x 27.8

    B3

    353 x 500

    13.9 x 19.7

    B4

    250 x 353

    9.8 x 13.9

    B5

    176 x 250

    6.9 x 9.8

    B6

    125 x 176

    4.9 x 6.9

    B7

    88 x 125

    3.5 x 4.9

    B8

    62 x 88

    2.4 x 3.5

    B9

    44 x 62 

    1.7 x 2.4

    B10

    31 x 44

    1.2 x 1.7

    B11

    22 x 31

     

    B12

    15 x 22

     

    Khổ C

    C0

    917 x 1297

    36.1 x 51.1 

    C1

    648 x 917

    25.5 x 36.1

    C2

    458 x 548

    18.0 x 25.5

    C3

    324 x 458

    12.8 x 18.0

    C4

    229 x 324

    9.0 x 12.8

    C5

    162 x 229

    6.4 x 9.0

    C6

    114 x 162

    4.5 x 6.4

    C7

    81 x 114

    3.2 x 4.5

    C8

    57 x 81

    2.2 x 3.2

    C9

    40 x 57

    1.6 x 2.2 

    C10

    28 x 40

    1.1 x 1.6

    Vai trò của kích thước khổ giấy trong in ấn

    Lý do khiến việc phân chia, tạo nên các tiêu chuẩn kích thước khổ giấy trong in ấn chính là vì:

    • Tăng tính tiện lợi khi sử dụng: Vì các máy in, máy photocopy đều có thiết kế chung để sử dụng được cho những loại giấy có kích cỡ chuẩn của Châu Âu nên khi thiết kế hay in ấn trên các khổ giấy có sẵn sẽ tiện dụng hơn rất nhiều so với việc tốn thời gian điều chỉnh lại cho phù hợp. Đối với những khổ giấy có kích thước lớn sẽ đòi hỏi sử dụng đến thiết bị in loại lớn để thực hiện (giấy A0, A1, A2, A3)
    • Có tính thực tiễn cao: Hầu hết khách hàng đều lựa chọn thực hiện in ấn tài liệu theo những kích thước khổ giấy tiêu chuẩn. Mỗi kích thước khổ giấy khác nhau lại có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng biệt của người dùng (in ấn tem nhãn, in ấn tài liệu, viết báo tường, bảng vẽ kiến trúc, làm áp phích quảng cáo, làm phong bì,..)
    • Tăng tính chuyên nghiệp: nhờ có sự đồng nhất trong kích cỡ các khổ giấy nên tạo được tính chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

    Hi vọng qua bài viết Trùm Giấy In đã giúp bạn hiểu được phần nào về kích thước của các khổ giấy thông dụng, những tiêu chuẩn về kích thước khổ giấy cũng như vai trò của chúng trong hoạt động in ấn như thế nào.

    Thế giới in ấn luôn có muôn vàn kiến thức cùng những điều thú vị và khi đã hiểu rõ về chúng sẽ giúp ích rất nhiều đến hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm in ấn, tiết kiệm chi phí. Trước khi thực hiện in ấn sản phẩm bất kỳ thì đừng quên tìm hiểu những kích thước khổ giấy phù hợp bạn nhé.

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

    ĐỐI TÁC